TẢN MẠN VỀ PHÍM BẤM EVD (ĐIỆN TỬ) VÀ PHÍM BẤM CẢM ỨNG ĐIỆN DUNG TRÊN MÁY PHA CAFE ESPRESSO
Chuyện là bạn có kế hoạch mua máy pha cafe espresso mới và đang đắn đo ở phần giao diện sử dụng của máy. Bạn khá ưng ý một chiếc máy có giao diện điều khiển bằng phím cảm ứng điện dung, nhưng lại “nghe đồn” rằng “phím cảm ứng thì nhanh hư lắm, chỉ tổ tốn tiền sửa thôi…”.
Thế sự khác nhau giữa chúng là gì? Và bạn nên chọn loại nào?
Phím cơ, phím điện tử (EVD) trên máy pha cafe espresso là gì?
Các phím này hoạt động như các phím vật lý thông thường trên những chiếc điện thoại đời cũ vậy. Chúng ta sẽ tác động một lực vừa phải xuống phím bấm, phím bấm sẽ tác động đến hệ thống board mạch và nơi đây sẽ ghi nhận lệnh tương ứng với lệnh được gán sẵn trên phím bấm.
Ví dụ bạn nhấn phím pha espresso single shot thì board mạch sẽ ghi nhận lệnh đó và thực hiện việc pha cafe với liều lượng cafe, nước được lập trình sẵn. Sau đó, cơ chế đàn hồi sẽ đưa nút bấm nảy lại vị trí cũ và chờ lệnh mới.
Ưu điểm của các phím điện tử chính là có cơ chế hoạt động dễ hiểu, kết cấu phím bấm vững chắc. Và về mặt nào đó, các phím bấm này cho cảm giác bấm khá “đã” tay.
Đối với các sản phẩm cao cấp như máy pha cafe espresso, chúng thật sự hoạt động rất nhạy và bền bỉ. Chỉ động tác nhấn nhẹ, máy đã nhận lệnh nhanh chóng và hầu như không có độ trễ.
Cảm ứng ngày càng được ứng dụng nhiều vào các thiết bị, phương tiện công nghệ cao. Từ phổ thông đến cao cấp, không quá khó để có cơ hội trải nghiệm những thiết bị điều khiển bằng việc “vuốt” và “chạm”.
Để có thể mang đến những trải nghiệm mới mẻ hơn cho người dùng và cũng đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của họ, cơ chế cảm ứng dần xuất hiện phổ biến hơn. Từ ô tô, máy tính, điện thoại, đồ dùng gia dụng đều được cảm ứng hóa.
Cảm ứng trên máy pha cafe espresso
Và thế là máy pha cafe espresso cũng được tích hợp công nghệ “sanh chảnh” đó để cùng tham gia sân chơi “vuốt & chạm” nhộn nhịp này. Quả thực là bạn sẽ có cảm giác chiếc máy hiện đại, thời thượng hơn khi chúng có tính năng cảm ứng. Chỉ cần chạm nhẹ, không cần dùng lực thì máy đã ghi nhận và hành động nhanh chóng.
Cảm ứng tích hợp trên máy pha cafe espresso thường là công nghệ cảm ứng điện dung. Chúng gồm 2 loại là cảm ứng đơn điểm (single-touch: chỉ nhận được tối đa một điểm trong quá trình thao tác) và đa điểm (multi-touch: nhận được hai hoặc ba, thậm chí bốn điểm cùng một lúc trong quá trình thao tác).
Trong đó, dễ bắt gặp là loại cảm ứng điện dung single touch trên các phím bấm cảm ứng như Wega IO và multi touch trên các máy pha cafe điều khiển hoàn toàn bằng màn hình cảm ứng như Wega Concept chẳng hạn.
Ưu điểm của chúng là hiện đại, thời thượng, không tốn quá nhiều lực tay khi bấm và bụi bẩn không lọt qua các khe hở trên bảng nút bấm. Song song với ưu điểm, chúng vẫn nhận lệnh nhanh chóng cũng như có tuổi thọ cao.
Bản chất thực sự của cảm ứng và phím điện tử là gì?
Như đã chia sẻ, bạn sẽ nghe phong phanh về việc phím cảm ứng thì không bền bằng phím bấm EVD (điện tử). Thật sự đó là một thông tin thiếu chính xác.
Việc phím điện tử hay phím cảm ứng trên máy pha cafe espresso chỉ nhằm đáp ứng thị hiếu của khách hàng và giúp họ có thêm sự chọn lựa mà thôi. Có người sẽ thích dùng các phím bấm và có người thích “vuốt”, “chạm” để điểu khiển chiếc máy pha cafe của mình.
Đồng thời, đây cũng là cách để các nhà sản xuất khẳng định vị thế trong ngành. Cũng như nói lên trình độ công nghệ của họ với các đối thủ.
Kết./
Vậy nên, Wega nghĩ sẽ không có bất cứ cơ chế phím nào tốt hơn phím nào cả. Bằng chứng là một chiếc điện thoại cảm ứng chúng ta vẫn có thể dùng bền bỉ hàng năm liền, có khi lại hơn một chiếc điện thoại xài bàn phím.
“Của bền tại người” – Nên hãy chọn chiếc máy mà bạn thích, dù là cảm ứng hay là các phím bấm đi nữa thì chúng vẫn mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho chúng ta. Quan trọng hơn hết, đối với các sản phẩm máy pha cafe Wega thì sản phẩm nào cũng bền bỉ cả.